Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

KINH PHAP CU - PHAM Tam _ Chapter3

https://thuvienhoasen.org/images/file/ZSqWfkb40QgQAJh6/kinh-phap-cu-19-10-2014-.pdf

KINH PHAP CU - PHAM Tam _ Chapter3

 https://thuvienhoasen.org/images/file/ZSqWfkb40QgQAJh6/kinh-phap-cu-19-10-2014-.pdf

CITTA VAGGA MIND

  1. Phandanam capalam cittam durakkham dunnivārayam Ujum karoti medhāvī usukāro’va tejanam. 33

  2. Vārijo’va thale khitto okamokata ubbhato Pariphandati’midam cittam Māradheyyam pahātave. 34

  1. The flickering mind, difficult to guard, difficult to control - the wise person straightens it as a fletcher straightens an arrow. 33

  2. Like a fish that is drawn from its watery abode and thrown upon land, even so does this mind flutter. Hence should the realm of the passions be shunned. 34

  3. Dunniggahassa lahuno
    yattha kāmanipātino
    Cittassa damatho sādhu
    cittam dantam sukhāvaham. 
    35

3. The mind is hard to check, swift, flits wherever it listeth: to control it is good. A controlled mind is conducive to happiness. 35

III. PHẨM TÂM

33. Tâmkẻ phàm phu thường dao động hốt hoảng khó chế phục, nhưng kẻ trí chế phục tâm làm cho chính trực dễ dàng, như thợ khéo uốn nắn mũi tên.

  1. Tâm hoảng hốt giao động, khó hộ trì, khó nhiếp; người trí làm tâm thẳng, như thợ tên, làm tên.

  2. Như cá bị quăng lên bờ, sợ sệt vùng vẫy thế nào, thì cũng như thế, các người hãy đem tâm lo sợ, phấn đấu để mau thoát khỏi cảnh giới ác ma.

  1. Như cá quăng lên bờ, vất ra ngoài thủy giới; tâm này vũng vẫy mạnh; hãy đoạn thế lực ma.

  2. Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, dao động không dễ nắm bắt. Chỉ những người nào đã điều phục được tâm mình mới được yên vui.

35. Khó nắm giữ, khinh động, theo các dục quay cuồng. Lành thay, điều phục tâm; tâm điều, an lạc đến.

Kinh Pháp cú | 37

38 | Dhammapāda

4. Sududdasam sunipunam yatthakāmanipātinam
Cittam rakkhetha medhāvī cittam guttam sukhāvaham. 
36

  1. The mind is very hard to perceive, extremely subtle, flits wherever it listeth. Let the wise person guard it; a guarded mind is conducive to happiness. 36

  2. Daraggamam ekacaram asarīram guhāsayam
    Ye cittam saccamessanti mokkhanti mārabandhanā. 
    37

  1. Faring far, wandering alone, bodiless, lying in a cave, is the mind. Those who subdue it are freed from the bond of Māra. 37

  2. Anavatthitacittassa saddhammam avijānato Pariplavapasādassa paccā na paripårati. 38

  3. Anavassutacittassa ananvāhatacetaso Puccapāpapahīnassa natthi jāgarato bhayam. 39

  1. He whose mind is not steadfast, he who knows not the true doctrine, he whose confidence wavers – the wisdom of such a one will never be perfect. 38

  2. He whose mind is not soaked (by lust) he who is not affected (by hatred), he who has transcended both good and evil - for such a vigilant one there is no fear. 39

36. Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, biến hóa u ẩn khó thấy, nhưng người trí lại phòng hộ tâm mình, và được yên vui nhờ tâm phòng hộ ấy.

  1. Tâm khó thấy, tế nhị, theo các dục quay cuồng. Người trí phòng hộ tâm, tâm hộ, an lạc đến.

  2. Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình,rất xa, vô hình vô dạng,như ẩn náu hang sâu;ai điều phục được tâm, thì giải thoát khỏi vòng ma trói buộc.

  1. Chạy xa, sống một mình, không thân, ẩn hang sâu. Ai điều phục được tâm, thoát khỏi ma trói buộc.

  2. Người tâm không an định, không hiểu biết Chánh pháp, lòng tin không kiên cố, thì trí tuệ khó thành.

  1. Ai tâm không an trú, không biết chân diệu pháp, tịnh tín bị rúng động,
    trí tuệ không viên thành.

  2. Người tâm đã thanh tịnh, không còn các hoặc loạn, vượt trên thiện và ác,là người giác ngộ chẳng sợ hãi.

39. Tâm không đầy tràn dục, tâm không (hận) công phá; đoạn tuyệt mọi thiện ác, kẻ tỉnh không sợ hãi,

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Phạm-Thiên-Thư/Suối-nguồn-vi-diệu-Kinh-thơ= KINH PHAP CU

https://www.thivien.net/Phạm-Thiên-Thư/Suối-nguồn-vi-diệu-Kinh-thơ-1973/group-B9MJEct9QiwM_5ESndqT_Q

Kinh Thơ nguyên chữ Phạn là Dhammapada, chữ Hán gọi là Pháp Cú Kinh, là cuốn kinh đã được nhiều học giả thuộc nhiều quốc gia phiên dịch ra thứ ngôn ngữ của họ như Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Mỹ... và Việt Nam, cũng đã có những vị hoặc chú giải từ chữ Sanskrit, Pali, hoặc từ chữ Hán, Anh ra Việt ngữ. Nhưng cho tới nay, chưa có vị nào làm công việc chuyển đổi thể văn "ngữ pháp" thành thơ, như thuật giả cuốn Kinh Thơ đã thực hiện.

Kinh Thơ là những lời dạy về triết lý và luân lý do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuyết giảng trong suốt thời gian 45 năm hoá độ chúng sinh; sau, qua nhiều thời kỳ Kết Tập Tam Tạng (Kinh - Luật - Luận), các bậc cao đệ mới ghi chép lại thành những câu kệ, bài tụng nhằm tóm thâu toàn bộ tinh hoa giáo lý uyên áo hiện có và ở tản mác… 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét