Lão mai quyền hay Lão mai độc thọ là một trong những bài quyền nổi tiếng của võ cổ truyền của Việt Nam, “thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc Trản”, được lựa chọn đưa vào hệ thống các bài quyền luyện tập bắt buộc của tất cả các môn sinh các võ phái cổ truyền Việt Nam trên toàn quốc.
Suy nghĩ về bài Lão Mai quyền
Hùng kê quyền – Yếu có thể đánh mạnh, nhỏ có thể đánh lớn
Tên gọi: Lão Mai Quyền.
Nguồn gốc: Trước khi trở thành bài quy định của LĐVTCT Việt Nam, bài Lão Mai Quyền được thầy Mười Bòi (còn gọi là Mười Địch) truyền dạy cho thầy Trương Chưởng vào khoảng năm 1919 tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.Thầy Trương Chưởng (1899 – 1988) là người sáng lập Võ đường Kỳ Sơn tại 51/2 Phan Chu Trinh, thị xã Hội An vào năm 1973 và truyền dạy cho học trò năm 1969. Qua nghiên cứu, tổng hợp địa dư, lịch sử, Võ phái Kỳ Sơn – Hội An – Quảng Nam khẳng định bài Lão Mai Quyền là một bài bản võ thuật truyền thống của nhà Tây Sơn.
Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1994 tại TP.HCM là Võ sư Trần Xuân Mẫn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Chuẩn võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Bài Lão Mai Quyền được bình chọn trong Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc lần thứ II năm 1994 tại TP HCM.
https://www.youtube.com/watch?v=-spNgd70jg0
I. Lời thiệu
A. Nguyên văn
1. Lão mai độc thọ nhất chi vinh
2. Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
3. Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
4. Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
5. Tàng nha hổ giương oai thiết trảo
6. Triển giác long tất lực lôi oanh
7. Lão hồi,thối tọa,liên ba biến
8. Hồ điệp song phi,lão bạng xanh
9. Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
10. Vân tôn tam tảo,hổ,xà thành.
B. Chú giải
1. Cây mai già sống đơn độc một nhánh trổ sum suê
2. Hai chân nhẹ nhàng tiến lên,tấn công rồi vòng về
3. Trì tấn chém một nhát,lui về tư thế khỉ già
4. Bay đá đẩy một tay,lui lại tư thế con chuồn chuồn
5. Hổ nhe răng,ra oai giương vuốt sắt
6. Rồng rung chuyển sừng tấn công hết sức như sấm sét
7. Lão già trở về,lui lại ngồi xuống,hoa sen tàn
8. Đôi bướm cùng bay,vọp già mở đường sống
9. Hai tay móc lên như trăng lưỡi liềm,móc xuống như gọng kìm,đá chấn nhanh như sét
10. Tay khoác như mây,chân quét ba lần,xuất chiêu như hổ,rắn.
C. Dịch thơ
Mai già một cội một cành
Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên
Lui về một bước toạ liền
Luân thân tung cước trụ hình nghiêng ngang
Giương oai sức cọp đánh sang
Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy
Khỉ già núp lóng một khi
Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên
Hai bướm bay trước bản tiền
Vầng trăng vằng vặc hai viền móc câu
Liên hồi sấm động sơn đầu
Gom mây ba lượt quét mau hổ xà.
II. Kỹ thuật của bài quyền
1. Thủ bất ly thân,thủ pháp hoa quyền
– Cánh tay quyền rất hiếm khi mở rộng nhằm luôn luôn bảo vệ thân thể.Đôi tay quyền luôn luôn có độ gấp ở khuỷu tay để che chắn hai bên sườn và phát huy kịp thời cặp chỏ trong phòng thủ và nhập nội tấn công vào yếu điểm của đối phương
– Đường di chuyển của đôi tay quyền dù tấn công hay phòng thủ hầu hết đều thao những đường vòng cung,vòng tròn thuận và nghịch,đường cong uốn lượn theo tất cả mọi hướng,cả trước mặt lẫn sau lưng
– Một tay công luôn phối hợp với một tay thủ,một trên một dưới,một trái một phải,một trước một sau,một co một duỗi…
Thủ pháp đặc trưng này được gọi là “ Bộ hông”,có tác dụng che kín thân và làm hoa mắt đối phương.
2. Túc bất ly địa
– Chân di chuyển thấp bộ,rất ít khi bay nhảy.Khi sử dụng chân tung đòn đá phải bén,nhạy (Bất ngờ,chớp nhoáng ) và rất hiếm khi đá liên hoàn (Trong bài “Lão mai” không có đòn đá liên hoàn).
III. Điểm dừng kỹ thuật của bài- Thời gian thực hiện
1. Tấn bộ hoành
2. Dương oai
3. Lão bạng sanh
4. Hổ,xà
– Điểm dừng ở cuối các câu thiêu,thời gian dừng cho mỗi động tác không quá 03giây.
– Thời gian thực hiện kỹ thuật toàn bài-tính cả thời gian dừng là 01 phút 20 giây.
IV. Hình ảnh tập luyện
Võ sư Phi Long Hồ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét