Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Vì sao khoa học hiện đại không còn xem trọng thuyết tiến hóa của Darwin? 25/12/16, 10:00 Bí ẩn, T

😊😊


https://m.tinhhoa.net/vi-sao-khoa-hoc-hien-dai-khong-con-xem-trong-thuyet-tien-hoa-cua-darwin.html

Vì sao khoa học hiện đại không còn xem trọng thuyết tiến hóa của Darwin?

Sau khi Darwin giới thiệu Thuyết tiến hóa, nhiều người thật sự cho rằng “con người là khỉ tiến hóa thành”, từ đó thuyết Sáng Thế bị 1 nhóm người coi là mê tín, khiến họ không còn tin vào Thần, Phật hay Thánh kinh nữa.

ngay-122-charles-darwin--thuyet-tien-hoa-va-chon-loc-tu-nhien
Khi thuyết tiến hóa mới ra đời, mọi người chế nhạo Darwin rằng: “Ông nội của Darwin là khỉ”
Thuyết tiến hóa là gì?
Vậy thì, Thuyết tiến hóa rốt cuộc là gì? Nó có căn cứ gì không? Nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại nói như thế nào?
Thật ra, Thuyết tiến hóa chẳng qua chỉ là một loại học thuyết, không phải là đinh lý hay chân lý hiển nhiên đúng nào cả. Nó là một loại lý luận được xây dựng dựa trên suy đoán chủ quan, ngắt quãng, là lý luận không hoàn chỉnh cũng như không có được bằng chứng xác thực.
Darwin trong cuốn sách “vật chứng nguyên thủy” của ông, từ “giả thiết” đã được dùng hơn 360 lần,  và cách nói kiểu như “chúng ta có thể suy đoán” đã được dùng hơn 900 lần. Lý luận của ông ta, khi không liên thông với nhau được, liền dùng “giả thiết” làm bàn đạp, điều này có thể thấy rõ nền tảng yếu nhược của Thuyết tiến hóa, “vật chủng nguyên thủy” của Darwin là được xuất bản năm 1859, ông ta đã đề ra “cạnh tranh sinh tồn”, “chọn lọc tự nhiên”.
Thuyết tiến hóa giả thuyết rằng hằng tỷ năm trước, từ trong nước bùn nóng dưới đáy biển sản sinh ra một loại đơn bào, sau đó dần dần phát triển, tiến hóa thành động vật ruột khoang, rồi lại tiến hóa thành cá, từ cá mà biến hóa thành động vật trên cạn, rồi thành chim, thành thú, cho đến thành vượn, cuối cùng tiến hóa thành con người.
Nhưng nhìn từ lịch sử phát triển của Thuyết tiến hóa, mấy chục năm nay đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa, trường phái này luôn luôn phủ định học thuyết của trường phái kia. Đến những năm đầu thế kỷ 20, di truyền học phát triển, liền khiến những chứng cớ trước đó bị đạp đổ.
Từ sau khi De Vries đề xướng “đột biến“, về sau lại do T.H. Morgan tiếp tục trình bày và phát huy học thuyết này, nhưng hiện nay đã bị học thuyết của phái Michurin phản đối!
Thuyết tiến hóa mãi cho đến hôm nay vẫn không có cách chứng minh hết hàng trăm giả thuyết của bản thân nó.
Trên thực tế các nhà khoa học có thành tựu vĩ đại không hẳn đều tin vào Thuyết tiến hóa, còn có rất nhiều người xem nó là thứ hoang đường vô lý!
Thế thì, Thuyết tiến hóa rốt cuộc là dựa vào điều gì mà tồn tại cho đến ngày nay?
“Bằng chứng” của Thuyết tiến hóa và nan đề của nó
So sánh giải phẫu học:
Sinh vật cùng loại thì nó luôn luôn có cấu tạo như nhau. Các bộ phận chủ yếu của động vật có xương sống: loài động vật có vú, loài chim, loài bò sát, loài lưỡng cư, loài cá; đều có các bộ phận đầu, thân, đuôi, tứ chi. Trong bảng phân chia của các loài, càng giống nhau hơn: ví dụ như con người thuộc loài linh trưởng và tinh tinh, không chỉ xương cốt giống nhau, mà ngay cả kiểu răng cũng giống nhau.
Thuyết tiến hóa nhận định rằng bởi có chỗ tương đồng, nên cho rằng là cùng một loài tiến hóa mà thành.
Nhưng có điều “tương tự chưa chắc đã là đồng loại, dung mạo giống nhau cũng chưa hẳn đã là anh em”. Những người am hiểu về giải phẫu học, vẫn là có thể từ trong một mẩu xương rất nhỏ mà nhận ra nó là thuộc về một loài động khác biệt nào. Thuyết tiến hóa lại coi trọng chỗ tương tự giữa các sinh vật hơn nhiều hơn là chỗ khác biệt.

Phân loại học: nhà sinh vật học phân thành phân sinh vật thành: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Mục đích phân loại vì để thuận lợi cho nghiên cứu; ví như thư viện phân chia sách thành các loại, siêu thị phân chia hàng hóa thành các loại, nhưng không thể chứng minh giữa các vật này có bất cứ mối liên hệ tiến hóa nào cả.
Sinh vật từ động vật đơn bào cho đến động vật cao cấp là con số vô cùng lớn; động vật có khoảng hơn 2 triệu loại, thực vật có khoảng hơn 400 nghìn loại, nhưng mỗi loại sinh vật luôn là sinh ra sinh vật của giống nó, từ trong loài của nó, tuyệt đối không thể lai tạp xáo trộn được.
Nếu như sinh vật là tiến hóa, giữa các loài sinh vật tất nhiên sẽ có rất nhiều loại sinh “vật trung gian“. Trên thực tế, không chỉ là không có những “sinh vật trung gian” này.
So sánh phôi thai học:
Các loại động vật đều phát triển từ 1 trứng được thụ thai. Phôi thai của con người, quá trình phát triển của nó cũng có chỗ tương tự với các động vật khác, Thuyết tiến hóa gọi nó là “lặp lại các giai đoạn tiến hóa của tổ tiên”.
Vào năm 1868, Ernst Haeckel, 1 người ủng hộ thuyết tiến hóa xuất bản cuốn sách Natürliche Schöpfungsgeschichte, trong đó Haeckel tuyên bố ông đã thực hiện các so sánh bằng cách sử dụng phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình ông vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ này, Haeckel tuyên bố các giống loài có một nguồn gốc chung.
Nhưng sự thực thì hoàn toàn khác hẳn. Haeckel chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi khỉ, phôi chó, ông chỉ thêm vào mỗi hình một số thay đổi. Nói cách khác, đó là một trò lừa đảo.
su-that-ve-thuyet-tien-hoa-nhung-hinh-ve-phoi-thai-gia-cua-haeckel-loi-noi-doi-xuyen-the-ky-phan-1-image1
Loạt hình trên là loạt hình do Hackel vẽ giả, loạt hình dưới là hình chụp trong thực tế. Tuy vụ giả mạo chấn động này bị phát hiện từ cả trăm năm trước, nhưng hiện giờ nó vẫn nằm trong các sách giáo khoa của nhiều cấp học. Tại sao lại như vậy?
Quá trình trưởng thành của phôi thai người, có một thời kỳ là ngâm trong nước ối, phần đầu có dạng hình cung như mang cá, Thuyết tiến hóa lại cho rằng điều này đã minh chứng rằng tổ tiên của nhân loại đã từng trải qua thời kỳ loài cá.
Nhưng nghiên cứu hiện nay về “mang” phôi thai ở trong nước ối với mang loài cá sống dưới nước là hoàn toàn khác nhau, trong nước ối không có khí ô-xy, nhưng có nguồn dinh dưỡng; vật hình mang cá của thai nhi, không dùng cho hô hấp, mà để hấp thụ chất dinh dưỡng, so với tác dụng của mang cá vốn hoàn toàn khác nhau.
Cơ quan thoái hóa:
Một số bộ phận trong cơ thể người xem ra có những phần là không hữu dụng, ví như ruột thừa, v.v… Thuyết tiến hóa cho rằng đây là di tích tiến hóa của nhân loại, những bộ phận này vốn trước đây là hữu dụng, về sau con người dần dàn tiến hóa, những bộ phận này do vô dụng mà bị thoái hóa, trở thành bộ phận dư thừa, Thuyết tiến hóa tổng cộng chỉ ra hơn 277 loại cơ quan thoái hóa.
Nhưng khoa học ngày nay chứng minh, những bộ phận trước đây bị cho là vô dụng nay đều phát hiện ra công dụng thật sự của nó. Vậy nên đến thế kỉ 21, 277 “cơ quan thoái hóa” chỉ còn 5 loại. Ví dụ như tuyết giáp trước đây phần đông đều cho rằng là bộ phận thừa thải, nhưng đến hôm nay y học đã biết công dụng vô cùng thiết yếu của nó.
Cổ sinh vật học:
Di tích của sinh vật cổ được lưu giữ lại trong lòng đất được gọi là “hóa thạch”.
Ở trong các lớp địa tầng càng cổ, thì những hóa thạch phát hiện được càng là sinh vật cấp thấp; địa tầng càng mới thì hóa thạch là sinh vật càng cao cấp, vậy nên Thuyết tiến hóa cho rằng đây chính là bằng chứng tiến hóa dần dần.
Tuy nhiên, dẫu là sinh vật ra đời trước, cũng không nhất định là tổ tiên của sinh vật ra đời sau này. Đồng thời, tất cả các hóa thạch được phát hiện hiện nay đều không toàn vẹn, đem các mẫu hóa thạch này xếp lại với nhau chỉ giúp xác định chủng loại, chứ không có cơ sở nào tìm ra dấu vết tiến hóa giữa chúng với nhau.
Trước nay chưa từng có ai tìm ra được sinh vật đang trong giai đoạn tiến hóa, những người theo Thuyết tiến hóa gọi đây là “thiếu mất vòng tuần hoàn“, họ theo đuổi việc tìm kiếm vòng tuần hoàn bị mất, nhưng đến này vẫn chưa tìm được gì.
Còn về “hóa thạch người” thì càng tạo nên vô số chuyện phi khoa học. Họ chỉ dựa vào vài mẫu xương nhỏ, răng các loại, liền phỏng đoán ra một mô hình, sau đó suy đoán những sự việc mấy vạn năm trước, thậm chí mấy trăm vạn năm trước.
tinhhoa.net-dEYM2E-20141105-hoa-thach-nguoi-hien-dai-thach-thuc-ly-thuyet-truyen-thong-ve-nguon-goc-loai-nguoi
Hóa thạch được cho là của người vượn cổ đại chỉ gồm có vài mẫu xương và răng
Kết quả, về sau có người đã chứng minh được đó là mẫu xương của loài heo. Ngày nay vẫn có mấy bộ “hóa thạch người” theo kiểu như vậy, ví như “người Bắc Kinh“, cũng là một trong số đó.
Tế bào học:
Bởi vì cấu trúc của tế bào là tương đồng, đây là thành phần chung bên trong tế bào của hết thảy sinh vật, tức là vạn vật cùng chung nguồn gốc, từ đó suy ra rằng giữa động thực vật là có quan hệ liên đới.
Thoạt nghe qua lý luận trên cũng khó chỉ ra chỗ sai trong đó, nhất là với trình độ khoa học kĩ thuật cùng thới với Thuyết tiến hóa. Nhưng nghiên cứu của các nhà tế bào học hiện đại chứng minh rằng:
Hết thảy tế bào hoặc cấu trúc bên trong của nó vốn không giống nhau. Các tổ chức của các tế bào có chỗ khác biệt rất lớn, trong năm bộ phận chủ yếu cấu thành của tế bào, cấu tạo của mỗi một bộ phận trên những loài sinh vật khác là có sự khác biệt hết sức rõ ràng. Ví như, nhiễm sắc thể trong tế bào, chính là bộ phận có mang theo nhân tố di truyền, trong tế bào thân thể và tế bào sinh sản của mỗi loại sinh vật đều có nhiễm sắc thể với số lượng cố định và khác nhau ở từng loài.
Nếu như Thuyết tiến hóa là chân thật, thì con số nhiễm sắc thể của sinh vật cấp thấp đương nhiên phải ít hơn so với sinh vật cấp cao mới phải. Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy? Ví dụ, số lượng nhiễm sắc thể của giun đất là 32, ốc sên là 48, tôm hùm là 208, trong khi ngựa là 60, trâu là 18, và con người là 48“.
Bạn tin hay không tin vào Thuyết tiến hóa? Bạn tin rằng tổ tiên mình là khỉ tiến hóa thành? Bạn có tin rằng mình có nguồn gốc từ vũ trụ và khác biệt hoàn toàn với động vật? Hãy tự tìm câu trả lời cho mình nhé!
Còn tiếp phần 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét